当前位置:首页 > Thời sự > Kèo vàng bóng đá Leganes vs Real Madrid, 03h00 ngày 6/2: Khó cho Los Blancos 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
Nhận định, soi kèo US Biskra vs ES Mostaganem, 22h00 ngày 6/2: Cân tài cân sức
Báo cáo của Bộ TT&TT về tình hình thực hiện Nghị quyết 17 về xây dựng Chính phủ điện tử tháng 1/2023 cho hay, các bộ, ngành, địa phương đang tiếp tục thúc đẩy triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) theo hướng toàn trình cho người dân doanh nghiệp. Riêng Cổng dịch vụ công quốc gia đã cung cấp 4.377 dịch vụ; có hơn 4,3 triệu tài khoản đăng ký; hơn 1,1 tỷ lượt truy cập tìm hiểu thông tin, dịch vụ.
Tuy nhiên, với vai trò là cơ quan thường trực Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số, Bộ TT&TT chỉ rõ, một số DVCTT chưa thực sự tiện lợi dẫn đến tỷ lệ người dân tham gia thấp; đặc biệt là các dịch vụ công liên thông chưa hoàn thành, chưa đưa vào sử dụng trên toàn quốc, chưa đáp ứng được kỳ vọng của người dân, doanh nghiệp.
Tạo kết quả đột phá về chất lượng dịch vụ công trực tuyến
Trong tham luận tại hội nghị trực tuyến toàn quốc ngày 25/2 phiên họp lần thứ 5 của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số và Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ, đánh giá kết quả năm 2022 và đề ra nhiệm vụ, giải pháp năm 2023, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng, nhấn mạnh, DVCTT là chỉ số quan trọng nhất trong xếp hạng Chính phủ điện tử, Chính phủ số của Liên Hợp Quốc.
Vì vậy, Việt Nam muốn nâng hạng quốc gia thì không có cách nào khác là phải có kết quả đột phá hơn nữa với chất lượng DVCTT và số lượng người dân sử dụng, hài lòng với DVCTT. Trọng tâm năm 2023 là cung cấp DVCTT toàn trình có chất lượng, được người dân sử dụng nhiều.
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cũng thông tin về các chỉ tiêu cần đạt được với nhiệm vụ cung cấp DVCTT trong năm nay như: Trên 80% bộ, ngành, địa phương triển khai chức năng kho dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh để người dân, doanh nghiệp chỉ phải cung cấp thông tin một lần cho cơ quan nhà nước khi thực hiện DVCTT; 100% bộ, ngành, địa phương ban hành kế hoạch hành động nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp DVCTT; 100% bộ, ngành, địa phương hoàn thành triển khai hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh trên cơ sở hợp nhất cổng dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử; 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức DVCTT toàn trình, tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình trên 50%.
Cùng với đó, hơn 50% người dân trưởng thành có tài khoản sử dụng DVCTT. 100% người dân và doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả hệ thống của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương.
Nhấn mạnh Việt Nam phải tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong việc cải thiện chất lượng DVCTT, đại diện Bộ TT&TT đề nghị các địa phương quan tâm triển khai 8 giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả các dịch vụ. Các giải pháp được đúc rút từ kinh nghiệm triển khai của những tỉnh, thành phố đang làm tốt như Đà Nẵng, TP.HCM, Hòa Bình, Hải Phòng, Bình Phước…
Cụ thể, những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả DVCTT mà các địa phương được khuyến nghị thực hiện gồm có: Chủ tịch UBND tỉnh ban hành văn bản giao chỉ tiêu tỷ lệ hồ sơ trực tuyến tới người đứng đầu từng Sở, ngành, quận, huyện trên địa bàn; Chủ tịch UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo chuẩn hóa và nâng cao trải nghiệm người dùng để cải tiến chất lượng DVCTT; Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành chính sách giảm phí, lệ phí để khuyến khích người dân sử dụng DVCTT; Hội đồng nhân dân hoặc UBND tỉnh ban hành chính sách giảm thời gian xử lý hồ sơ trực tuyến để khuyến khích người dân sử dụng DVCTT; UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thí điểm một số dịch vụ không tiếp nhận bản giấy, một số ngày không tiếp nhận bản giấy; chỉ đạo triển khai trợ lý ảo hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng DVCTT và chỉ đạo Tổ công nghệ số cộng đồng đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người dùng DVCTT.
“Sáng kiến khác mới, đặc thù năm 2023 rất mong được các địa phương giúp chia sẻ để chúng ta cùng tham khảo, học hỏi lẫn nhau”, đại diện Bộ TT&TT đề nghị.
Theo Bộ TT&TT, năm 2022, Liên Hợp Quốc đánh giá xếp hạng DVCTT Việt Nam đứng thứ 76/193, tăng 5 bậc so với năm 2020. Tuy nhiên, chất lượng DVCTT vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của người dân và doanh nghiệp, chưa ngang bằng được với các nước dẫn đầu trong khu vực. |
8 giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ công trực tuyến
Theo Chinhphu.vn, hội nghị còn có sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, Tổ trưởng Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ; Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Tổ phó Tổ công tác Đề án 06; các thành viên Ủy ban quốc gia và Tổ công tác triển khai Đề án 06, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương cùng đại diện một số doanh nghiệp.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, chuyển đổi số là xu thế tất yếu, đòi hỏi khách quan và được xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng, Nhà nước, đồng thời là công việc mới, khó, nhạy cảm. “Mục đích cuối cùng của chuyển đổi số là phục vụ con người, trên tinh thần lấy con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, là động lực, nguồn lực phát triển”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng đánh giá, thời gian qua, nhiệm vụ chuyển đổi số đã được triển khai bài bản, tích cực, đúng hướng, đúng trọng tâm, trọng điểm đặc biệt là việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đạt kết quả tương đối tốt so với nhiều nước, với quan điểm dữ liệu là quan trọng và cấp bách.
Người đứng đầu Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số cũng đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận, đánh giá thực chất tình hình, kết quả đạt được trên tinh thần khách quan, trung thực, có minh chứng bằng số liệu cụ thể, nhận diện các tồn tại, hạn chế, yếu kém, vướng mắc, rào cản, điểm nghẽn.
Đồng thời, phát hiện đúng các nguyên nhân; chia sẻ những kinh nghiệm hay, bài học quý, những giải pháp cụ thể trong triển khai chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06; xác định rõ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thời gian tới, cũng như trong dài hạn.
“Trong 6 tháng cuối năm, phải làm tốt hơn 6 tháng đầu năm và năm 2023 phải có kết quả cao hơn năm 2022, theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”, Thủ tướng yêu cầu.
Đưa chuyển đổi số Việt Nam bước vào giai đoạn “tăng tốc”
Báo cáo của Bộ TT&TT chỉ rõ, nửa đầu năm nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã thể hiện quyết tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thiện thể chế nhằm tạo lập hành lang pháp lý giúp kiến tạo sự phát triển trên không gian mới (không gian số), giải quyết các vấn đề phát sinh từ thực tiễn chuyển đổi số thời gian vừa qua, giải quyết các “điểm nghẽn” nhằm thúc đẩy chuyển đổi số nhanh tại Việt Nam
Một trong những kết quả nổi bật 6 tháng đầu năm nay là việc Luật Giao dịch điện tử sửa đổi được ban hành. Có hiệu lực thi hành từ tháng 7/2024, với 6 chính sách mới đáng chú ý, Luật Giao dịch điện tử sửa đổi không chỉ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho chuyển đổi số, mà còn cung cấp thêm công cụ quản lý và mở ra phương thức quản lý mới trong hoạt động chuyển đổi số. Từ đó, góp phần thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số Việt Nam bước vào giai đoạn “tăng tốc” có tính quyết định đến kết quả chuyển đổi số cả giai đoạn 2021-2025.
Năm 2023 đã được xác định là năm tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới, trong đó tập trung vào số hóa, làm giàu và kết nối dữ liệu; tăng cường bảo vệ dữ liệu; đẩy mạnh triển khai các dịch vụ công, tiện ích phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Một kết quả nổi bật khác được Bộ TT&TT, với vai trò là cơ quan thường trực Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số ghi nhận trong nửa đầu năm nay là việc tổ chức tạo lập, kết nối, chia sẻ dữ liệu về dân cư và cán bộ, công chức, viên chức trên quy mô quốc gia.
Đến tháng 6/2023, với sự quyết tâm của Bộ Công an trong tổ chức triển khai Đề án 06, cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư đã kết nối chính thức với 13 bộ, ngành, 4 doanh nghiệp và 63/63 địa phương để phục vụ khai thác thông tin dân cư.
Việc khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư mang lại nhiều lợi ích, như giúp tiết kiệm chi phí sao in hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính; hạn chế việc di chuyển; hạn chế việc phải kiểm tra xác minh mà sử dụng dữ liệu của các bộ, ngành để xác thực, xác minh thông tin trên giấy tờ tùy thân; tinh gọn cán bộ, công chức bộ phận tiếp dân, giảm tình trạng gặp gỡ trực tiếp, loại bỏ dần tình trạng “tham nhũng vặt”... Theo ước tính, việc này đã giúp tiết kiệm cho xã hội hàng nghìn tỷ đồng.
Về tạo lập, kết nối, chia sẻ dữ liệu về cán bộ, công chức, viên chức trên quy mô quốc gia, đến cuối tháng 6/2023, đã có 96 bộ, ngành, địa phương hoàn thành kết nối và đồng bộ dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức được triển khai kết nối, chia sẻ dữ liệu trên quy mô quốc gia với tiến độ “thần tốc”, so với thời gian để các cơ sở dữ liệu quốc gia trước đó đạt mức độ bao phủ tương tự.
“Đây là kết quả thể hiện sự quan tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là sự “quyết tâm”, quyết liệt của Bộ Nội vụ; kết hợp sự phối hợp nhịp nhàng của các bộ, ngành, địa phương; năng lực triển khai hệ thống lớn của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam”, Bộ TT&TT đánh giá.
Bộ TT&TT cũng chỉ ra các kết quả nổi bật khác trong chuyển đổi số thời gian qua như bố trí nguồn kinh phí chi cho chuyển đổi số, tăng tốc chuyển đổi số của các doanh nghiệp nhỏ và vừa… Cùng với đó, đã xuất hiện nhiều điểm sáng, mô hình hay như việc xây dựng nhận thức số, đào tạo nhân lực số tại Đà Nẵng; xây dựng hạ tầng số tại Quảng Ninh; thúc đẩy người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến với chiến dịch 92 ngày đêm tại Bình Phước; triển khai "trợ lý ảo" trong ngành tòa án…
Trên cơ sở phân tích những kết quả đạt được, các việc chưa tốt và bài học kinh nghiệm trên các vấn đề của 3 trụ cột Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số cũng như những tồn tại, hạn chế của công tác chuyển đổi số thời gian qua, Bộ TT&TT đề xuất các nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung tròng nửa cuối năm 2023.
“Năm 2023 là năm bản lề, đánh dấu nửa chặng đường thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2021-2025. Có được một năm 2023 thành công sẽ quyết định kết quả của cả giai đoạn 2021-2025”, báo cáo của Bộ TT&TT nêu rõ.
Toàn văn Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại hội nghị." alt="Thủ tướng: Mục đích cuối cùng của chuyển đổi số là phục vụ con người"/>Thủ tướng: Mục đích cuối cùng của chuyển đổi số là phục vụ con người
Các chuyên gia tại Trường Y thuộc Đại học Pittsburgh (Mỹ) phát hiện ra rằng người phụ nữ 61 tuổi đã nói sự thật. Bà không hề sử dụng rượu mà mắc một căn bệnh hiếm gặp dẫn tới nồng độ cồn bất thường. Theo đó, vi khuẩn trong bàng quang của người phụ nữ lên men glucose (đường) thành rượu.
Tình trạng của người phụ nữ này tương tự như một chứng rối loạn hiếm gặp gọi là "hội chứng nhà máy bia tự động" (ABS) khi vi khuẩn trong đường tiêu hóa chuyển hóa carbohydrate thành rượu. Các trường hợp mắc ABS đầu tiên được ghi nhận ở Nhật vào năm 1970 và 10 năm sau đó ở Mỹ.
Bệnh nhân có cồn trong máu hoặc có triệu chứng nhiễm độc. Theo Live Science,những người bị ABS có thể say chỉ vì ăn carbs (tinh bột, đường).
Trong khi đó, người phụ nữ trên không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào khi bàng quang của cô sản sinh ra rượu. Tình trạng của bà hiếm đến mức còn chưa có tên. Các bác sĩ đề xuất gọi là "hội chứng tự sản xuất bia trong nước tiểu" hay "hội chứng lên men bàng quang".
Theo USA Today, sau khi các bác sĩ cố gắng loại bỏ nấm men không thành công, người phụ nữ được chẩn đoán mắc chứng ABS tiết niệu.
Kenichi Tamama, Giám đốc y tế Phòng thí nghiệm Độc chất lâm sàng, Trung tâm Y tế Pittsburgh, cho biết ông rất vui vì nhóm của mình đã nỗ lực để chẩn đoán chính xác cho bệnh nhân này: “Chúng tôi đã làm sáng tỏ tình hình và điều đó hữu ích với bà ấy vì chẩn đoán lạm dụng rượu khiến bệnh nhân ám ảnh”.
Ông hy vọng phát hiện này sẽ mang lại nhận thức cho cộng đồng y tế và giúp đỡ những bệnh nhân gặp phải tình trạng hiếm gặp này nhưng bị coi là mắc chứng rối loạn sử dụng rượu.
Người phụ nữ luôn dương tính nồng độ cồn dù không uống rượu bia
Nhận định, soi kèo Newcastle vs Arsenal, 3h00 ngày 6/2: Wembley chờ Chích chòe
Dầu thực vật được hydro hóa một phần để tạo ra bơ thực vật có kết cấu mềm mịn. Điều này dẫn đến sự hình thành các axit béo chuyển hóa. "Axit béo chuyển hóa có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, viêm nhiễm trong cơ thể”, Feit cho biết.
Thay vào đó, vị chuyên gia trên vẫn lựa chọn loại bơ truyền thống. Đối với các món nướng không cần nguyên liệu liên quan tới sữa, cô sử dụng dầu dừa. “Hãy dùng các nguyên liệu sạch, ít qua chế biến nhất có thể", Feit khuyên.
Xúc xích và bánh mì trắng
Xúc xích được chế biến bằng cách lấy các bộ phận khác nhau của động vật, cắt nhỏ trộn với đường, muối, chất bảo quản, chất phụ gia tạo màu.
Feit thường chọn các sản phẩm thịt ít qua chế biến hơn. Đó có thể là bánh mì kẹp thịt, thậm chí là thịt nướng hay bất kỳ loại thịt nào mà bạn có thể nhận ra tất cả các thành phần.
Nữ chuyên gia cũng tránh xa bánh mì trắng. Cô nói: "Bánh mì trắng được làm bằng bột mì đã tẩy trắng. Đây là loại bột mì chất lượng tệ nhất vì tất cả các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe đều bị lấy đi".
Bánh mì trắng tinh cũng có thể chứa đường và dầu đậu nành. Feit giải thích rằng những thực phẩm chế biến kỹ như vậy làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm và béo phì.
Một sự thay thế lành mạnh cho bánh mì trắng là bánh mì ngũ cốc nguyên hạt.
Chất làm ngọt nhân tạo và sữa chua có đường
Sữa chua có đường thông thường chứa rất nhiều đường. Đó là đường tự nhiên từ sữa và đường bổ sung để tạo hương vị. Do đó, sữa chua có đường không giúp chúng ta no lâu. Có một số lựa chọn thay thế lành mạnh hơn như sữa chua Hy Lạp nguyên chất bổ sung một lượng protein làm chậm quá trình hấp thụ đường tự nhiên có trong sữa chua.
Ngoài ra, bạn nên thêm một số loại quả vào sữa chua để ăn ngon miệng hơn.
Chuyên gia cũng không khuyến khích bạn sử dụng chất làm ngọt nhân tạo để thay thế đường. Feit cảnh báo: “Không chứa calo không có nghĩa đường nhân tạo lành mạnh”. Những sản phẩm này có thể gây khó chịu cho hệ tiêu hóa và làm mất cân bằng lượng đường trong máu, hệ vi sinh vật và quá trình trao đổi chất.
Sự lựa chọn tốt hơn là mật ong hoặc đường thông thường, giới hạn không quá lượng khuyến nghị hằng ngày là 6 thìa cà phê đối với phụ nữ và 9 thìa cà phê đối với nam giới.
5 loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe nhưng rất quen thuộc
Theo Yonhap, khoảng 10 giáo sư của trường y thuộc Đại học Quốc gia Kangwon ở Chuncheon đã tổ chức lễ cạo đầu vào sáng 5/3 để phản trường này xin bổ sung chỉ tiêu tuyển sinh.
Ryu Se-min, người đứng đầu trường y thuộc Đại học Quốc gia Kangwon, cho biết: “Mặc dù nhiều giáo sư bày tỏ sự phản đối tăng số lượng tuyển sinh mới nhưng trường đại học đã đưa ra quyết định ngược lại”.
Các giáo sư trường y ở một số khu vực khác đã gửi đơn xin nghỉ hoặc thông báo ý định đó trên mạng xã hội.
Một giáo sư tim mạch tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Chungbuk ở Cheongju đã nộp đơn từ chức để phản đối kế hoạch tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào trường y của chính phủ. Vị giáo sư viết trên mạng xã hội rằng không có lý do gì để ở lại bệnh viện nếu không thể làm việc với các bác sĩ đang đình công.
Tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Kyungpook ở thành phố Daegu, một giáo sư phẫu thuật bày tỏ ý định từ chức trên mạng xã hội ngày 4/3, đồng thời chỉ trích chính phủ đưa ra những lời đe dọa đối với các bác sĩ nội trú, thực tập sinh.
Theo Korea Herald, Hội đồng giảng viên của trường y thuộc Đại học Quốc gia Seoul (SNU) cũng kêu gọi Kim Young-tae, Chủ tịch Bệnh viện Đại học Quốc gia Seoul và Kim Jeong-eun, Trưởng khoa Y của SNU từ chức vì đã gửi yêu cầu tăng chỉ tiêu tuyển sinh cho Bộ Giáo dục mà không quan tâm đến ý kiến của các giảng viên.
Các giáo sư tại SNU được cho là đã cảnh báo sẽ có hành động tập thể như nộp đơn xin nghỉ hàng loạt nếu cả hai vị lãnh đạo trên không chịu từ chức.
“Xin hãy lắng nghe tiếng nói của các sinh viên y khoa. Sinh viên sẽ gánh chịu thiệt thòi nếu nhà trường quyết định tăng chỉ tiêu mà không cân nhắc và có sự chuẩn bị thích hợp”, tuyên bố của các sinh viên y khoa tại Đại học Nữ sinh Ewha viết.
Trong khi đó, theo Bộ Giáo dục, tính tới ngày 4/3, hơn 5.400 sinh viên y khoa đã nộp đơn xin nghỉ học.
Các giáo sư trường y Hàn Quốc cạo đầu phản đối tuyển thêm sinh viên
Điều dưỡng kể lại khoảnh khắc 'nhanh như phim' khi cấp cứu du khách tại nhà hàng